Các quy tắc Quy luật sinh học

  • Quy tắc Allen: ở động vật hằng nhiệt thì các bộ phận nhô ra khỏi cơ thể (tai, đuôi, chi) của loài thích nghi với khí hậu lạnh luôn nhỏ hơn của loài tương đồng thích nghi với khí hậu nóng. Theo đó, tỷ số diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể của các loài tương đồng thuộc nhóm động vật hằng nhiệt là khác nhau, biểu hiện sự thích nghi với nhiệt độ môi trường sống.
  • Quy tắc Bergmann: trong vòng một nhánh phân loại rộng rãi thì loài kích thước lớn hơn được tìm thấy trong môi trường lạnh hơn, và loài kích thước nhỏ hơn được tìm thấy trong vùng ấm áp. Quy tắc Bergmann thông thường được áp dụng cho động vật có vú và các loài chim, tức là các động vật hằng nhiệt.
  • Quy tắc Cope: Các dòng dõi quần thể có xu hướng tăng trưởng kích thước cơ thể theo thời gian tiến hóa.
  • Quy tắc Eichler: Loài ký sinh có xu hướng thích nghi với nhiều vật chủ, do đó có vẻ hợp lý khi mong đợi sự đồng biến giữa sự phong phú về thành phần loài của vật chủ và ký sinh trùng của chúng.
  • Quy tắc Harrison: giữa các loài thân thuộc, kích thước cơ thể vật chủ và ký sinh trùng có xu hướng đồng biến. Tương quan sinh trưởng giữa kích thước cơ thể vật chủ và ký sinh trùng tạo thành một khía cạnh rõ ràng của quan hệ đồng tiến hóa vật chủ-vật ký sinh. Kích thước cơ thể của ký sinh trùng cũng tỷ lệ thuận với độ phong phú của loài[12] và do đó nó có khả năng ảnh hưởng đến độc lực của ký sinh trùng.
  • Quy tắc Foster (còn được gọi là quy tắc đảo hoặc hiệu ứng đảo): các thành viên của một loài nhỏ hơn hoặc lớn hơn tùy thuộc vào tài nguyên có sẵn trong môi trường. Ví dụ, người ta biết rằng voi ma mút lùn đã tiến hóa từ voi ma mút thông thường trên các đảo nhỏ.
  • Quy tắc Gloger: các loài động vật hằng nhiệt sống trong môi trường nóng ẩm, ví dụ như gần xích đạo, có xu hướng có nhiều sắc tố trên cơ thể hơn các họ hàng của chúng ở vùng lạnh và khô. Gloger phát hiện ra rằng các loài chim trong môi trường ẩm ướt hơn thì màu lông có xu hướng đậm hơn so với họ hàng của chúng ở vùng khô cằn.